Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và thời tiết thay đổi liên tục, Việt Nam có tỷ lệ khá cao người mắc bệnh đường hô hấp. Thêm vào đó, COVID-19 cùng tốc độ biến đổi khí hậu nhanh chóng cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật hơn. Để đối phó những ảnh hưởng đó, bạn có thể áp dụng phương pháp luyện tập cổ họng của người Nhật để kéo dài tuổi thọ.
Theo thống kê, cả nước có 4,1% dân số mắc bệnh hen phế quản, tỷ lệ mắc viêm phổi nghẽn mãn tính (COPD) chiếm 4,2% dân số trên 40 tuổi, với 37,5% bệnh nhân mắc COPD trưởng thành được ghi nhận có triệu chứng nghiêm trọng (1).
Cổ họng là một cơ quan quan trọng thuộc hệ miễn dịch, có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch được cấu thành từ nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau. Song, nếu xét riêng về yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc ứng phó với các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, viêm phế quản, cúm mùa... thì cổ họng đóng vai trò then chốt trong việc chi phối hoạt động của hệ miễn dịch. Phần lớn các mầm bệnh đều đi qua miệng xuống cổ họng, bởi vậy nơi đây được trang bị hệ thống phòng thủ chặt chẽ, ngăn các dị vật không tiến vào sâu bên trong (2).
Lớp niêm mạc ở cổ họng được phủ kín bởi một lớp lông nhỏ được gọi là tuyến mao. Phần đầu tuyến mao được phủ một lớp dịch nhầy và thường dịch chuyển về phía miệng theo cơ chế hoạt động của một cơ quan băng chuyền từ khí quản về phía miệng.
Khi các dị vật chạm đến tuyến mao, chúng sẽ theo "băng chuyền" đẩy về phía miệng và bị đào thải ra ngoài cơ thể cùng với đờm hoặc nước mũi. Nếu các mầm bệnh bị chặn lại cổ họng, cơ thể sẽ không bị các virus tấn công, dẫn đến việc chúng không thể thâm nhập đến tận đường hô hấp bên dưới và gây ra viêm phổi (3).
Do đó, cổ họng đóng vai trò phòng tuyến hàng đầu hỗ trợ cơ thể đối phó với các bệnh về đường thở (3).
Trong cuốn sách Tập luyện cổ họng, Bác sĩ - Giáo sư Otani Yoshio tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản) đã tổng hợp kết quả nghiên cứu và quan sát tình trạng của bệnh nhân, từ đó rút ra kết luận rằng sau độ tuổi 50, cổ họng của con người bắt đầu lão hóa, với biểu hiện là lực nuốt suy giảm.
Ông gợi ý một phương pháp kiểm tra cơ năng của cổ họng như sau: Nhấp một ngụm nước để "bôi trơn" cổ họng rồi đặt ngón trỏ lên phía trên yết hầu và nuốt nước bọt, nếu trong 30 giây mà chúng ta nuốt được hơn 10 lần, chứng tỏ cổ họng vẫn đang ở trạng thái trẻ trung và khỏe mạnh. Số lần nuốt càng ít càng chứng tỏ cổ họng của người thực hành đang bị lão hóa.
Tốc độ lão hóa của cổ họng có liên quan mật thiết đến các nhóm cơ ở cổ họng và hoạt động của yết hầu (pharynx). Khi thực hiện hoạt động nuốt, các cơ chuyển động để nâng lên hoặc hạ xuống yết hầu, do đó khi yết hầu bị hạ xuống vị trí thấp, lực nuốt của cơ thể cũng suy giảm. Các nghiên cứu cho thấy yết hầu ở lứa tuổi thanh niên (20 - 30 tuổi) ở vị trí cao nhất, sau đó sẽ hạ thấp dần theo sự gia tăng của độ tuổi (4). Tương tự, lượng cơ ở khu vực cổ họng cũng giảm dần theo tuổi tác mặc dù đây là cơ quan nâng đỡ cho yết hầu, dẫn đến lực nuốt của cơ thể suy giảm (5), (6).
Hậu quả của tình trạng lão hóa cổ họng là cơ thể dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cúm mùa, dị ứng phấn hoa và nặng hơn là viêm phế quản, thậm chí viêm phổi. Tiếp đó, chúng ta cũng dễ gặp vấn đề về đường tiêu hóa như dễ bị nghẹn, dễ bị hóc khi ăn, đặc biệt là khi chúng ta bước sang ngưỡng tuổi trung niên.
Để độc giả tham khảo cách "trẻ hóa" cổ họng, LeLa Journal giới thiệu một số phương pháp thực hành dưới đây, căn cứ theo các nguyên tắc phòng bệnh của bác sĩ chuyên khoa nội, hô hấp và dị ứng Otani Yoshio tại Nhật Bản. Những phương pháp này nếu được áp dụng 5 phút mỗi ngày sẽ giúp chúng ta kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ, nhờ vào những lợi ích tích cực tác động đến cơ năng của cổ họng.
Khi đọc thành tiếng, bạn có thể thử phương pháp luyện đọc lớn giọng và nhỏ giọng đan xen để các nhóm cơ có sự điều chỉnh linh hoạt ở nhiều mức độ.
Có thể bạn đã biết...
Nhiều người thường cho rằng chúng ta không nên tiêu thụ thức ăn và đồ uống lạnh khi bị viêm họng. Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy. Thậm chí, chúng ta còn được khuyến khích ngậm đá viên. Giáo sư Ron Eccles tại Đại học Cardiff (Anh Quốc) đã chia sẻ về vấn đề này như sau: "Đá viên là một phương pháp hay để điều trị đau họng vì chúng có tác dụng làm mát cục bộ trên các mô bị viêm và có thể có tác dụng ức chế cụ thể đối với các dây thần kinh nhạy cảm với cơn đau trong cổ họng" (7), (8). Do đó, điều chúng ta cần lo ngại khi bị viêm họng không hẳn là đồ lạnh hay đá lạnh, mà chính là chất lượng của nước đá. Nếu nước hay dụng cụ làm đá không được vệ sinh thì khi chúng ta ngậm đá, môi trường cổ họng đang viêm sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus sinh sôi, khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sức Khỏe?
Thông tin khoa học về các chế độ dinh dưỡng thiết thực. Kiến thức y học cần biết và cần thiết trong đời sống hằng ngày. Hướng dẫn thực hành Yoga, Thiền, Fitness và những kiến thức giúp bạn có một đời sống thể trạng lẫn tâm trạng bình an