Vài người thường có thói quen mặc lại quần áo vài lần trước khi giặt. Thế nhưng mặc bao nhiêu lần trước khi giặt và giặt đồ bao lâu một lần để giữ quần áo luôn bền màu thì vẫn còn là câu chuyện "chín người mười ý".
Câu trả lời thường gặp nhất về vấn đề này chính là tần suất giặt đồ phụ thuộc vào từng loại quần áo, mức độ vận động và lối sống của mỗi người.
Việc giặt giũ quần áo quá thường xuyên không những làm giảm “tuổi thọ" cho quần áo của bạn mà còn tiếp tay “huỷ hoại môi trường" và gây lãng phí tài nguyên. Theo một nghiên cứu nằm trong Chương trình hành động về Chất thải và Tài nguyên (WRAP) ở Anh cho thấy lượng khí thải carbon liên quan đến giặt, sấy và ủi chiếm khoảng một phần ba lượng khí thải trong vòng đời của quần áo. Đáng lo ngại hơn, vi sợi nhựa được thải ra trong quá trình giặt chiếm đến hơn 1/3 tổng lượng nhựa đổ ra đại dương (1).
Tuy nhiên, mặc lại quần áo quá nhiều lần tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, không chỉ gây ra các bệnh về da mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quần áo do mồ hôi và dầu thừa trên cơ thể. Tiến sĩ Annie Gonzalez, một chuyên gia da liễu, cho rằng việc không giặt quần áo thường xuyên có thể dẫn đến nổi mụn trên cơ thể, nang lông bị nhiễm trùng hoặc thậm chí là phát ban (2). Ngoài ra, vết bẩn và bụi, đất bám vào sợi vải càng lâu thì càng khó loại bỏ. Ngược lại, giặt giũ quần áo quá thường xuyên lại làm giảm "tuổi thọ" của quần áo.
Vì vậy, tưởng chừng như đơn giản nhưng giặt giũ cũng cần có quy tắc. Việc áp dụng quy tắc trong giặt giũ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đắn đo nên mặc lại quần áo một lần nữa hay nên bỏ luôn vào máy giặt.
Manal Mohammed - giảng viên cao cấp về vi sinh y học tại Đại học Westminster (Vương quốc Anh) - chỉ ra có một số loại quần áo nên giặt sau mỗi lần sử dụng như đồ lót, tất, quần bó, quần legging và quần áo thể thao. Lời khuyên này cũng áp dụng cho tất cả những loại quần áo thường bám bẩn, dính mồ hôi do làm việc, hoạt động và vui chơi ngoài trời (3).
Phân tích sâu hơn, tiến sĩ Anthony Rossi - thành viên của Học viện Da liễu Hoa Kỳ - cho biết những loại quần áo này ôm sát cơ thể chúng ta, nơi có rất nhiều vi khuẩn trú ngụ. Mồ hôi từ hoạt động hàng ngày sẽ tạo ra môi trường ẩm khiến vi khuẩn sinh sôi dẫn đến nhiễm trùng, nấm và các vấn đề về da khác (4).
Quần áo thể thao:
Đồ lót:
Đối với các loại tất (vớ):
Đồ ngủ:
Quần jeans:
Áo khoác ngoài, áo sơ mi và quần áo khác:
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Giáo Dục?
Cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục.