Tại Việt Nam, theo số liệu năm 2022, trung bình mỗi ngày xảy ra khoảng năm vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.
Với số lượng những vụ bạo lực đáng báo động như vậy, liệu tuổi học trò có còn là quãng thời gian tươi đẹp nhất và trường học có còn là mái nhà an toàn cho tất cả những đứa trẻ?
Bạo lực học đường mô tả các hành vi bạo lực làm gián đoạn việc học và tác động tiêu cực đến học sinh, trường học và cộng đồng (1). Nó có thể là hành vi xuất phát từ học sinh, giáo viên hoặc nhân viên nhà trường. Tuy nhiên, bạo lực giữa các học sinh là hình thức phổ biến nhất (2).
Ước tính mỗi năm có hơn 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới bị bạo lực trong và xung quanh trường học (3). Theo Khảo sát hành vi rủi ro thanh niên đối với học sinh trung học trên khắp Hoa Kỳ, 8% học sinh đã từng đánh nhau trong khuôn viên trường một hoặc nhiều lần. Bên cạnh đó, hơn 7% học sinh trung học đã từng bị đe dọa hoặc bị thương bằng vũ khí (4).
Tại Việt Nam, theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra vào năm 2022, trung bình một năm học, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng năm vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ bạo lực; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì vi phạm bạo lực học đường và cứ chín ngôi trường thì có một trường xảy ra tình trạng học sinh gây hấn, đánh nhau (5).
Bạo lực học đường có thể là những hành vi tàn ác gây rúng động, để lại những thương tổn trên cơ thể người bị hại. Tuy nhiên, nó cũng là những hành vi tưởng như "bình thường" nhưng lại đay nghiến tinh thần của nạn nhân. Theo UNESCO, bạo lực học đường diễn ra dưới những hình thức sau: (6)
Một số người có thể cho rằng bạo lực học đường chỉ là chuyện chọc phá, trêu đùa của con nít, là chuyện chọc phá, trêu đùa của con nít. Càng "bình thường hóa" vấn nạn bạo lực học đường, xem nó là chuyện cỏn con, không đáng để bận tâm thì hậu quả gây nên sẽ càng nghiêm trọng và khó kiểm soát. Bạo lực học đường như căn bệnh ung thư, càng "ủ bệnh", càng kéo theo vô vàn hệ lụy nghiêm trọng, điển hình như:
Bạo lực tại môi trường học đường có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên sợ hãi khi đi học. Nghiên cứu năm 2013 của Trợ lý Giáo sư Tracy Evian Waasdorp cho thấy, bắt nạt học đường sẽ khiến bầu không khí ở trường trở nên tiêu cực, làm giảm cảm giác an toàn và thân thuộc đối với học sinh (7). Vấn nạn này dẫn đến tình trạng các em dần bỏ học, trốn tránh các hoạt động ở trường, trốn học hoặc nghỉ học hẳn. Nạn bắt nạt ở trường hoặc trên mạng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của các em và cũng khiến chúng dần mất hứng thú với chuyện học tập.
Theo một nghiên cứu năm 2019, các nhà khoa học cho biết trẻ em từng bị bạo lực học đường thường tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư, bệnh tim và các bệnh về đường hô hấp (8).
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF cho biết nạn nhân của bạo lực học đường có thể mang theo những tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần đi kèm những cơn trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD), thậm chí họ còn nảy sinh ý định tự tử (9).
Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình cảnh bạo lực học đường vì bất cứ lý do gì. Khi bạn là nạn nhân của bắt nạt học đường, có cách nào để tự cứu lấy mình trong tình huống đó?
Khi bị bắt nạt, nạn nhân thường sợ hãi, im lặng chịu đựng mà không dám lên tiếng. Một số nguyên nhân khiến người bị bắt nạt chọn cách thỏa hiệp thường là do sợ bị trả thù hoặc tin rằng chỉ cần mình im lặng thì "chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không". Chúng ta vẫn thường nghe câu "một điều nhịn, chín điều lành", nhưng trong câu chuyện bạo lực học đường, nếu nạn nhân không phản kháng, điều này chỉ càng khiến cho những kẻ bắt nạt "được nước làm tới".
Khi tình trạng bị bắt nạt ngày càng nghiêm trọng thì lúc này nhẫn nhịn không thể giải quyết được vấn đề. Chính vì vậy, bằng mọi giá người trong cuộc hãy tìm cách kể về hoàn cảnh của mình với người lớn, những người có thể tin tưởng trong gia đình, hoặc thầy cô giáo… để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nạn nhân của bạo lực học đường không nên "đơn thương độc mã" chiến đấu một mình.
Ngoài ra, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 111 của Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em để tố giác hành vi bạo lực học đường.
Kẻ bắt nạt không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, đơn giản là chúng đông và hay "làm liều". Còn nạn nhân thì không phải lúc nào cũng có gia đình, bạn bè ở bên để giải vây kịp thời mọi lúc mọi nơi. Do đó, "trong 36 kế, bỏ chạy là thượng sách". Nếu được, hãy cố gắng tránh chạm mặt chúng bất cứ lúc nào và chạy trốn để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đừng dồn bản thân vào thế bí như lui tới những nơi vắng vẻ hay đi một mình, việc này sẽ tạo cơ hội cho kẻ xấu "làm càn". Chính vì vậy, việc lựa chọn những nơi đông người sẽ là lựa chọn tốt hơn. Chẳng hạn, khi tan học hãy chờ phụ huynh hoặc người lớn đón về. Trong trường hợp đối mặt với kẻ bắt nạt ở trường hãy đi đến khu vực có giáo viên, bảo vệ để tạm lánh.
Bên cạnh đó, một cách hữu ích và hiệu quả để tự bảo vệ bản thân chính là nâng cao sức khoẻ, luyện tập thể thao, học các môn năng khiếu để trở nên tự tin hơn, tránh trở thành "người yếu thế" trong mắt kẻ phản diện.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Tâm Lý?
Cập nhật những nghiên cứu và khám phá mới nhất về tâm lý.