Ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, trẻ sẽ có tình trạng sau khi ngủ 15 phút là cựa quậy và tỉnh giấc. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng, cho rằng con bị "quở" hay mắc phải các bệnh như thiếu canxi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa... từ đó ép trẻ uống những thực phẩm chức năng trong khi cơ thể bé hoàn toàn không có nhu cầu. Để hiểu hơn về bản chất giấc ngủ của trẻ và tránh những sai lầm không đáng có, mời các bậc cha mẹ cùng LeLa Journal đi tìm lý do tại sao trẻ thường xuyên thức giấc sau mỗi 15 phút.
Giấc ngủ của chúng ta gồm nhiều chu kỳ ngủ, trong mỗi chu kỳ lại có hai giai đoạn là ngủ sâu và ngủ động (hay còn gọi là "giấc ngủ chuyển động nhanh của mắt" - REM, tức là Rapid Eyes Movement Sleep, LeLa Journal đã có bài viết cụ thể về "giấc ngủ REM" tại đây).
Giai đoạn ngủ sâu thường trải qua bốn thì gồm:
Đối với giai đoạn ngủ động, chúng ta lại rất dễ tỉnh giấc và đi vào những giấc mơ. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ em.
Người lớn và trẻ em sáu tháng tuổi có sự khác biệt trong chu kỳ ngủ. Đối với người lớn, thời gian ngủ sâu chiếm đến 75% giấc ngủ, với chu kỳ ngủ khoảng 90 phút. Thời gian ngủ động của trẻ em lại chiếm đến 50% và bao gồm các chu kỳ ngủ ngắn từ 20 - 50 phút.
Vì vậy, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong ba tháng tuổi đầu tiên có thể chỉ ngủ sâu 10 - 15 phút, ngủ động 10 - 15 phút và lặp lại liên tục nhiều giờ đồng hồ. Đây là lý do khiến nhiều mẹ có cảm giác con ngủ ít và dễ thức giấc.
Thực chất, biểu hiện này của trẻ dưới sáu tháng tuổi là hoàn toàn bình thường nên mẹ bỉm có thể an tâm. Sau ba tháng tuổi, trẻ sẽ có giấc ngủ dài ra và thời gian ngủ động ít đi. Trẻ từ sáu tháng đến một tuổi hầu hết có giấc ngủ giống với người lớn. Do đó, nếu mẹ muốn tập cho con thói quen ngủ theo ý muốn thì nên thực hiện đối với trẻ từ độ tuổi này trở lên.
Việc cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các hành động giống nhau theo cùng một trật tự và thời điểm trước khi ngủ sẽ giúp con được thư giãn để sẵn sàng đi ngủ, nhờ đó thúc đẩy một giấc ngủ ngon. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tập cho trẻ một vài thói quen như:
Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau, trẻ có thể ngủ nhiều hoặc ít tùy vào nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng sau khi ngủ dậy, trẻ vẫn ăn uống, vui chơi, phát triển kỹ năng vận động lẫn trí tuệ một cách bình thường. Thời gian trung bình trẻ ngủ trong 24 giờ theo độ tuổi được khuyến nghị như sau:
Hãy tạo thói quen cho trẻ đi ngủ và thức giấc vào một thời điểm cố định trong ngày. Điều này sẽ giữ cho đồng hồ sinh học của trẻ luôn tuân theo một lập trình nhất quán.
Để có một giấc ngủ ngon thì không gian phòng ngủ của bé cần đảm bảo sự riêng tư, yên tĩnh, gọn gàng và thoáng khí. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần kiểm tra xem phòng có bị quá sáng không và tắt các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại tối thiểu một giờ trước khi bé ngủ hoặc mang ra khỏi phòng của con vào ban đêm. Những thiết bị đó chính là nguyên nhân gây giảm tiết hormone melatonin, làm trì hoãn cơn buồn ngủ của bé.
Mẹ cần đảm bảo cho con ăn tối đầy đủ vào khoảng thời gian phù hợp. Việc trẻ quá đói hoặc quá no trước khi ngủ cũng khiến con cảm thấy không thoải mái và khó ngủ. Đồng thời, một bữa ăn sáng lành mạnh cũng giúp đồng hồ sinh học của trẻ khởi động đúng lúc, đảm bảo thời gian buồn ngủ của trẻ đi vào nề nếp.
Giúp trẻ đón nhận càng nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày càng tốt, đặc biệt là vào buổi sáng. Ánh sáng ban ngày giúp ngăn tiết ra melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và giữ lại melatonin vào thời gian cần thiết để tiết ra trong chu kỳ ngủ của trẻ.
Follow LêLa Parenting - Để có thêm thông tin về nuôi dạy con
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Cha, Mẹ & Bé?