Socrates, Plato, Aristotle, Marcus Aurelius và Epictetus là 5 triết gia ngày càng được nhiều doanh nhân tìm đọc và nghiên cứu triết lý. Sở dĩ có xu hướng này là vì các doanh nhân bắt đầu nhận ra nhiều bài học của các triết gia này có thể vận dụng vào trong kinh doanh. Vậy, chúng ta có thể học gì từ những triết lý của những vị hiền triết này?
Trong thời đại kỹ thuật số thay đổi từng ngày và cạnh tranh khốc liệt, việc chỉ tập trung vào sản phẩm không thể đảm bảo doanh nghiệp sẽ trụ vững theo thời gian. Để đi đường dài, nhiều lãnh đạo và chủ tịch công ty bắt đầu chú ý đến "văn hóa doanh nghiệp" và "triết lý thương hiệu". Bởi lẽ, trong thế giới phẳng, sản phẩm, kỹ thuật và kiến thức không còn là rào cản về trí tuệ (1).
Điều khiến khách hàng trung thành là cảm tình, giá trị và trải nghiệm mà họ nhận được từ thương hiệu – gọi chung là đạo đức thương hiệu (2).
Chính vì vậy, nhiều doanh nhân bắt đầu "đổ xô" đọc lại các triết gia cổ đại để tìm minh triết trong những lời dạy nghìn năm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách mà triết học của Socrates, Plato, Aristotle, Marcus Aurelius và Epictetus có thể được áp dụng vào triết lý kinh doanh và tạo ra sự thành công đáng kinh ngạc.
Nguyên nhân của xu hướng tìm đọc lại triết tác cổ đại của các doanh nhân có thể được giải thích như sau:
Tóm lại,việc áp dụng triết lý của các triết gia cổ đại vào trong kinh doanh là điều cần thiết mà mỗi lãnh đạo, chủ doanh nghiệp cần quan tâm. Áp dụng những triết lý này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa bền vững, vận hành trơn tru và đạt được hiệu quả kinh doanh đáng kinh ngạc.
Socrates nổi tiếng với phương pháp đối thoại, khuyến khích con người tự vấn về cuộc sống và tri thức (4). Trong kinh doanh, khả năng đặt ra câu hỏi, biện luận và thách thức giới hạn của bản thân là tối quan trọng. Việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự đối thoại cởi mở và sáng tạo không ngừng sẽ đưa cả tập thể tiến xa.
Plato và Aristotle tôn vinh tri thức, sự truy vấn đạo đức và đề cao sự vươn tới phẩm hạnh cao quý của con người. Triết lý của họ về việc tìm kiếm sự thật và tôn trọng đạo đức có thể áp dụng cho kinh doanh. Xây dựng triết lý thương hiệu và đạo đức kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng vững mạnh và lớn mạnh.
Theo quan điểm của phái Aristotle, con người muốn được hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không đơn giản chỉ là cảm giác thỏa mãn hiểu theo nghĩa của chữ "khoái lạc" (hedonistic). Trái lại, hạnh phúc là sự một tiến trình vun đắp không ngừng đạo đức và trí tuệ (5).
Aristotle đặt trọng tâm nền tảng đạo đức học dựa trên lý thuyết về nội tâm và bản tính con người. Cụ thể, ông cho rằng con người vốn có xu hướng tìm kiếm hạnh phúc. Điều đó có nghĩa là trong chúng ta có động lực vươn tới lý tính, xã hội và những đức hạnh cao quý.
Plato hiểu rõ điều này. Vận dụng triết lý của Plao, nhiều công ty đã xây dựng các hệ thống và chương trình giúp đỡ nhân viên thực hiện các mục tiêu phát triển cao cả hơn, có ý nghĩa đối với cộng đồng. Bởi vì khi con người tin vào mục đích cao đẹp, họ sẽ phấn đấu và phụng sự vì mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, nhân Người ta thấy rằng nhân viên sẽ có động lực và làm việc siêng năng hơn, nếu như họ thực hiện những nhiệm vụ có ý nghĩa, sáng tạo và khơi dậy tính tò mò. Thông qua việc xây dựng các khóa học, các chương trình tập huấn như cách Google tổ chức các buổi Talks, hay như cách Ford và Cadbury tổ chức các khóa học.
3. Marcus Aurelius và Epictetus: Kiên nhẫn và tập trung trong Chủ nghĩa Khắc kỷ
Triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius và Epictetus tập trung vào sự nghiêm khắc và kỷ luật với bản thân, tính kiên nhẫn và sự tập trung cao độ trong tinh thần và ý chí bất khuất trong nghịch cảnh. Trong kinh doanh, sự kiên nhẫn và khả năng kiểm soát có thể giúp chúng ta đối mặt với áp lực và khó khăn – sự kiên định. Đây cũng là một trong những phẩm chất lãnh đạo, cũng như là văn hóa doanh nghiệp của thời hiện đại.
Các ví dụ trên cho thấy rằng các doanh nhân và lãnh đạo cao cấp của nhiều tổ chức đã và đang thực hành theo triết lý của các triết gia cổ đại. Những bài giảng xưa cũ được các nhà lãnh đạo vận dụng vào trong doanh nghiệp của họ và thu về kết quả đáng kinh ngạc.
Triết lý của các triết gia cổ đại giúp doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng triết lý thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp. Dưới sự dẫn lối của triết lý, các doanh nghiệp mới có thể lồng ghép giá trị bền vững vào trong sản phẩm của mình, từ đó tạo ra điểm đột phá và lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của mình.
Để áp dụng triết lý này vào kinh doanh của bạn, hãy bắt đầu bằng việc xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và xây dựng văn hóa dựa trên triết lý này. Bạn có thể thử phương pháp khuyến khích đối thoại của Socrates, tạo diễn đàn mở để thảo luận, trao quyền cho nhân viên... Bên cạnh đó, bạn cần đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm có thể giúp thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.
Ngoài chú trọng hoạt động kinh doanh, bạn cũng nên chia sẻ một phần lợi nhuận để hỗ trợ chính quyền giải quyết các vấn đề trong khu vực như cải tạo môi trường, từ thiện, hoặc xây dựng các chương trình trách nhiệm xã hội chuyên sâu.
Hãy nhớ rằng, nguyên tắc quan trọng khi xây dựng và thực hiện triết lý thương hiệu là mọi hoạt động đều xoay quanh các giá trị cốt lõi và đạo đức kinh doanh.
Bạn thấy bài viết thú vị và muốn đọc thêm về Sự Nghiệp?